Ngũ Hổ Tướng của nước Thục uy trấn thiên hạ

Những câu chuyện về chiến công hiển hách của Ngũ Hổ Tướng dưới quyền Lưu Bị đã khiến nhiều người hâm mộ. Nhân dịp Ngũ Hổ Tướng đã có mặt đông đủ tại Ám Hắc Tam Quốc, Điêu Thuyền xin cùng được ôn lại tích xưa điển cũ cùng chư vị để thấy được khí phách của những vị anh hùng hào kiệt này.Tên gọi Ngũ Hổ Tướng do Lưu Bị ban cho những đóng góp của Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung trong công cuộc thống lĩnh của mình.






Đứng đầu ngũ hổ tướng là Quan Vũ (162 - 220) cũng được gọi là Quan công, tự Vân Trường. Kể đến chiến công của Quan Vũ thì nhiều vô số, chỉ xin được nói ngắn gọn, 17 – là số viên tướng bại trận dưới thanh long đao của Quan Vũ ngoài mặt trận. Trên chiến trường, ông nổi tiếng với thanh long đao và ngựa chiến xích thố. Những trợ thủ đắc lực của ông là người con nuôi Quan Bình và Châu Thương.Những điển tích về Quan Vũ có thể kể đến:- Đuốc sáng thâu đêm: Khi Quan Vũ đầu hàng Tào Tháo. Tào Tháo cố tình sắp đặt Quan Vũ ở chung phòng với hai phu nhân của Lưu Bị để ông mắc lỗi đạo mà không quay về với Lưu Bị được. Nhưng khi 2 vị phu nhân đi ngủ thì Quan Vũ đứng cầm đuốc canh gác suốt đêm cho tới sáng. - Một đao đến hội: Tôn Quyền muốn lấy lại Kinh châu, Lỗ Túc bày mưu dụ Quan Vũ đến hội ở Lục Khẩu và cho phục binh, nếu ông không đồng ý trả Kinh châu thì sẽ giết chết. Nhưng Quan Vũ quá uy dũng, vừa thủ thanh long đao, vừa nắm lấy Lỗ Túc khiến quân Ngô không thể động thủ. Quan Vũ trở về an toàn. - Cạo xương trị thương: Quan Vũ đánh Phàn Thành, bị trúng tên độc của Tào Nhân. 

Thuốc độc ngấm vào tận xương nguy hiểm tính mạng. Danh y Hoa Đà đến chữa, đề nghị gây mê để khỏi nhìn cảnh khoét thịt cạo độc trong xương. 

Nhưng Quan Vũ không đồng ý, vẫn thản nhiên ngồi đánh cờ với Mã Lương trong lúc Hoa Đà chữa tay. Chính Hoa Đà phải khâm phục dũng khí của ông. Tiếp theo là Trương Phi (163 - 221), ông cao tám thước, đầu báo, mắt tròn, râu hùm, hàm én. Ông nổi tiếng với võ nghệ siêu phàm cùng với sự dũng cảm coi thường cái chết. Ông thật sự là nỗi khiếp đảm của quân thù.


Như trận đánh cầu Trường Bản, ông chỉ quát mấy tiếng đã khiến Tào Tháo hoảng sợ mà lui quân. Ngoài ra, ông là một trong 2 tướng đã từng đơn độc giao chiến với Lữ Bố mà chưa bị thua chạy hoặc bị giết (người còn lại là Hứa Chử). 

Trong trận Hổ Lao, để cứu Công Tôn Toản, ông đã đấu với Lữ Bố hơn 50 hiệp bất phân thắng bại.Người xếp thứ 3 trong ngũ hổ tướng là Triệu Vân (168-229), là một vị tướng đánh trận dũng mãnh, quả cảm nhưng chắc chắn, tận tụy, không xốc nổi như Quan Vũ, Trương Phi hay Mã Siêu.Đặc biệt chân dung Triệu Vân nổi bật trong trận Đương Dương Tràng Bản một mình cưỡi Bạch Long mã phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào, lấy được thanh gươm báu Thanh Công - Thanh gươm báu mạ vàng của Tào Tháo, có thể chém gãy các loại binh khí. 

Bài thơ về Triệu Vân cứu chúa trong trận Đương Dương - Trường Bản:


Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng

Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng
Xưa nay cứu chúa xông trăm trậnChỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long

Tiếp theo là Mã Siêu (176-222), người được miêu tả là một trong những mỹ nam đẹp nhất thời tam quốc. Ông có biệt danh là "Cẩm Mã Siêu" (nghĩa là Mã Siêu tuyệt mỹ hay đẹp đẽ, lấy từ chữ  “Cẩm” có nghĩa là vải dệt hoa đẹp, gọi là gấm vóc) và là hậu duệ của Phục Ba tướng quân Mã Viện đời Đông Hán. Mã Siêu được miêu tả là một hổ tướng sức địch muôn người, được Tào Tháo và Dương Phụ ví như Lữ Bố tái thế, Khổng Minh so sánh với Kình Bố, Bành Việt.       


Sức mạnh và sự uy dũng của ông được thể hiện trong những trận chiến mà ông tham gia, đặc biệt là hai trận đánh tay đôi, một với Hứa Chử - viên hổ tướng mạnh nhất của quân Ngụy và hai là với Trương Phi - Một trong Ngũ Hổ tướng của Nhà Thục. Cuộc đời chinh chiến của ông rất hiển hách, lập nhiều chiến công vang dội, uy trấn cả vùng Tây Bắc Trung Quốc, được nhiều dân tộc thiểu số ở đó mến mộ. Tuy vậy, gia đình ông phải chịu nhiều mất mát, tang thương chiến tranh.     


Người cuối cùng trong ngũ hổ tướng là Hoàng Trung (145 - 220) là một vị tướng cuối thời Đông Hán nhà Đông Hán đầu thời Tam Quốc. 


Ông bắt đầu theo Lưu Bị khi Lưu Bị đem quân đến lấy Kinh Châu. Lão tướng Hoàng Trung và Quan Vũ từng giao chiến với nhau,tài nghệ của hai người ngang nhau, đánh không phân thắng bại.Trong trận chiến tại núi Thiên Đăng, Hoàng Trung giả vờ thua quân Tào mấy trận liền, rút về cửa ải. 


Đến canh 2, Hoàng Trung dẫn 5.000 quân từ cửa ải kéo xuống. Quân Tào không phòng bị nên thua lớn, chết không biết bao nhiêu mà kể.   Hoàng Trung đuổi đến sáng, cướp lại được nhiều trại sau đó lại thúc quân đuổi theo. Quân Tào rút về núi Thiên Đăng. Sau đó quân Tào trở lại phản công nhưng thất bại. Hàn Hạo, Hạ Hầu Đức bị giết. Quân Tào bỏ núi Thiên Đăng chạy về núi Định Quân. Hoàng Trung đã lập công lớn trong trận này.          


Nhân mạn bàn lại tích xưa điển cũ, Điêu Thuyền cũng xin chúc tất cả chư vị sẽ tìm được cho mình những bằng hữu thân cận, đồng sức đồng lòng, chung một chí hướng!           

Thân ái,

YOU MIGHT ALSO LIKE

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét